Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Vô tình… bước qua

           Vào một buổi sáng lạnh mùa Đông năm 2007, tại ga metro L’Enfant Plaza ở Washington DC, có một thanh niên mặc quần jean, áo thun, mũ kết, với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… Trong khoảng thời gian một giờ đồng hồ, có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm. Dường như không một ai có vẻ chú ý đến sự có mặt của anh. Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một “nhạc công” đang đứng chơi vĩ cầm, ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.
4 phút sau: Người “nhạc công” vĩ cầm ấy nhận được đồng đô la đầu tiên - một người đàn bà ném tiền vào thùng đàn của anh - và không hề dừng lại, bà ta tiếp tục bước đi.
6 phút: Một người thanh niên trẻ đứng dựa vào tường lắng nghe anh, nhìn đồng hồ đeo tay của mình và rồi lại tiếp tục bước đi.
10 phút: Một em bé dừng lại nghe, nhưng mẹ em vội vàng lôi em đi tiếp. Em bé tiếp tục dừng lại nhìn anh “nhạc công”, nhưng mẹ em đẩy mạnh, và em lại phải tiếp tục bước đi, mà em vẫn cứ ngoái đầu quay nhìn lại. Và điều này đã cũng xảy ra với nhiều đứa bé khác... và cha mẹ nào cũng đều lôi kéo các em, bắt các em phải đi nhanh lên.
45 phút: Người “nhạc công” ấy vẫn tiếp tục chơi nhạc không ngừng. Chỉ có 6 người dừng lại và lắng nghe trong vài ba phút rồi bỏ đi.
1 giờ sau: Anh ngừng chơi, không gian im lặng trở lại. Không ai chú ý đến anh. Không một tiếng vỗ tay, và cũng không một lời tán thưởng… Khoảng chừng 20 người cho anh tiền, trong khi vẫn tiếp tục bước đi bình thường, và không hề dừng lại. Chàng “nhạc công” ấy thu được tổng cộng 32 đô la.
Không ai biết rằng, người ấy chính là Joshua Bell, một trong những nhạc sĩ vĩ cầm nổi danh nhất trên thế giới. Trong một giờ qua anh đã chơi những bài phức tạp nhất trong các bài nhạc trình tấu, và cây đàn vĩ cầm mà anh chơi trị giá khoảng 3,5 triệu đô la. Hai ngày trước đó, Joshua Bell đã trình diễn tại một nhà hát ở thành phố Boston, vé bán hết không còn chỗ ngồi, giá của mỗi vé là 100 đô la. Và ban Tổ chức sẵn sàng trả 1.000 đô la mỗi phút cho tài năng của anh!
Sự việc buổi sáng hôm đó tại một ga metro là kết quả của một cuộc thử nghiệm do báo The Washington Post tổ chức. Trong cuộc thử nghiệm này, Joshua Bell phải ăn mặc thật bình thường và chơi đàn trong giờ cao điểm, 7g45 sáng. Họ chọn trạm ga L’Enfant Plaza, vì nơi đây những người khách metro đi ngang qua đa số là thuộc tầng lớp trung lưu, trí thức, công chức. Trước khi tổ chức, các nhà thử nghiệm nghĩ rằng tại Washington DC, một trong những đô thị phát triển nhất nước Mỹ về classical music, symphony music, Joshua Bell có thể sẽ thu hút một số lượng lớn khán thính giả dừng lại nghe, và có lẽ họ sẽ phải nhờ cảnh sát đến để giữ trật tự.
Nhưng…, chỉ có một người duy nhất nhận ra Joshua Bell, vì trước đó ba tuần, cô ấy có đi xem anh trình diễn ở Library of Congress, nên nhận ra anh ngay. Cô đã bỏ vào hộp đàn của Joshua Bell 20 đô la và tự giới thiệu mình khi anh ngưng chơi đàn. Và cô cũng không đặt câu hỏi, tại sao anh - Joshua Bell, một trong những danh cầm nhất thế giới - lại đứng đây chơi đàn?
Tờ Washington Post viết, mục đích của cuộc thử nghiệm này để xem rằng: chúng ta có thể nhận diện, ý thức được những gì hay và đẹp đang có mặt giữa cuộc sống bận rộn của mình, và trong những hoàn cảnh bình thường hằng ngày không? Và nếu như trong cuộc sống chúng ta không thể dừng lại trong giây lát để lắng nghe một nhạc sĩ lừng danh nhất trên thế giới, chơi những giai điệu hay nhất từng được sáng tác, với một nhạc cụ tốt nhất, và nếu như cuộc sống quá bận rộn đến nỗi chúng ta không còn có thời gian để dừng lại, khiến ta trở nên lãng quên trước những điều hay và đẹp, thì trên con đường đi ta còn vô tình bỏ qua và đánh mất bao nhiêu những điều đáng quý nào khác nữa chăng?
Trong thời đại ngày nay, dường như đa số chúng ta có khá đầy đủ, nhưng duy có một điều mà chắc chắn trong chúng ta ai cũng đều rất thiếu thốn là thời giờ của mình, phải thế không bạn?
Trên con đường chúng ta đi, có lẽ ta cũng sẽ có dịp nghe được tiếng đàn vĩ cầm của Joshua Bell, và bao nhiêu những điều hay đẹp khác chung quanh ta, nâng cao tâm hồn mình, giữa những bận rộn và ngay trong hoàn cảnh bình thường nhất, nếu chúng ta biết tập bước chậm lại một chút…
------------------------------------------
Lớp 10B Thăng Long tặng bạn đọc:
- Một tứ thơ (của Bùi Minh Quốc):
Có những lúc trên đường đời tấp nập
Ta vô tình lặng lẽ bước qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
            Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu!
           - Và một khúc Serenade của Schubert do Joshua Bell trình tấu.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Chống nắng nóng

Lại sắp đợt nắng nóng rồi, các “em” 10B nhớ trùm kín như “mẹ” này, cho trắng trẻo để các anh “xương”, nhá!


Nhóm không tên

Nhóm “không tên”

Lời cảm ơn không nói ra

bài của một cựu thành viên 10B Thăng Long
lầm lũi đi đến trường, buồn rượi. Con đường đến trường như càng dài thêm. Những chiếc lá khô đuổi nhau vui vẻ ồn ào trong gió cũng không làm vui như mọi khi. đang bị mọi người lên án, phê bình. cảm thấy bị hiểu nhầm, mà không biết cách gì cứu vãn. thấy như cả thế giới đang quay lưng lại với . Bạn thân của cũng bị trả về cho công chúng. cô đơn và hoàn toàn mất tự tin…
- Miu ơi…
“Ai gọi ai mà dễ thương thế nhỉ?” - hơi giật mình nhìn lên… Và bắt gặp khuôn mặt hiền hiền của hắn đang nhìn mỉm cười.
- Bài về nhà có giải được hết không? Mình có vài thắc mắc này… - Hắn hỏi như không nhận ra sự ngỡ ngàng của . Và... hắn cứ hỏi hết câu này sang câu khác... đành phải trả lời mà không nhận ra đường đến trường đã hết. Trước khi vào lớp, hắn vẫn còn kịp xin hẹn ngày mai gặp 15 phút trước khi đến trường để trao đổi bài học.
Từ hôm đó, trong lòng vơi đi những suy nghĩ nặng nề… tự nhủ, “Ừ.. thì cũng chỉ là con gái bình thường, cũng yếu đuối… cũng nhẹ dạ… cũng có thể mắc sai lầm… và … vẫn dễ thương đấy chứ…”.
Cứ AQ như vậy, đã vượt qua được thời gian khó khăn của mình và vui trở lại.
thầm cảm ơn hắn.

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Nỗi oan Thị Kính

bài của một cựu thành viên 10B Thăng Long
Với bọn học sinh, kì thi học kì rất quan trọng. Hồi ấy, điểm thi học kì được nhân 3, nên nó ảnh hưởng rất lớn đến điểm tổng kết. Cho nên việc chăm chỉ học, gấp rút ôn bài trong thời gian thi học kì là việc đứa nào cũng cố gắng. Thi học kì II được chú ý nhiều nhất. Vì đó là cơ hội cuối cùng để cải thiện kết quả học tập cả năm của mình.
Năm đó, sau khi thi học kì môn Lý, trong trường rộ lên tin đồn là đề thi môn Lý bị lộ và sẽ phải thi lại. Kẻ vui người buồn, bàn luận xôn xao...
Trong lớp, có ba đứa luôn học nhóm với nhau, cũng không ngoại lệ, ba đứa chăm chỉ học, chuẩn bị tốt cho đợt thi học kì. Việc có phải thi lại môn Lý hay không, thực ra cả ba đứa không nghĩ nhiều lắm, ngoài việc phải mất thêm thời gian và một chút căng thẳng của kì thi. Bài thi lần đó (lần gọi là “lộ đề”), vẫn được chấm mặc dù điểm đó không được công nhận và cô giáo thông báo điểm cho học sinh: cả lớp có 3 điểm 10, nhưng… thật kỳ lạ, “rơi” đúng vào ba đứa vẫn học nhóm với nhau (?). Ba đứa nhìn nhau không hiểu chuyện gì... Mặt trời mọc ở đằng Tây chăng??! Tại sao chỉ có 3 điểm 10, mà lại rơi đúng vào ba đứa nhỉ?! Ba đứa cũng chưa từng bao giờ cùng được điểm 10 trong cùng một kì thi cả. Những điểm 10 này đã không được công nhận - đã đành - vậy mà lại còn bị nghi ngờ là có sai phạm nữa chứ!? Nỗi oan này biết kêu ai đây???
Ở trong lớp thì… còn phải nói, những ánh mắt “mang hình viên đạn” nhằm thẳng vào ba đứa. “…Chúng mày biết trước đề thi phải không? Thế mà dấu diếm bạn bè, “ăn mảnh” nhé… Chúng mày gian lận làm cho cả trường mất bao nhiêu thời gian, công sức!”…v.v…
Đến tối ngồi học với nhau, ba đứa chỉ còn biết thỏa thuận, quyết tâm phải cố gắng cho kì thi lại môn Lý để đạt được kết quả tốt nhất.
Kết quả thi lại, cả ba đứa (lại ba đứa) lại cùng được ngang bằng, nhưng chỉ còn là 8 điểm. Và… lẽ dĩ nhiên, ba đứa lại bị “bắn” tơi tả. “Thấy chưa, chúng mày chỉ được thế thôi. Điểm 10 lần trước là do biết trước đề… Có mà oan… Thị Mầu, nhá...”.
Cho đến bây giờ - 40 năm sau - ba đứa vẫn khẳng định nỗi oan ngày đó, và thật đúng là nỗi oan của Thị Kính! Ba đứa không hề biết trước một chút gì về đề thi môn Lý. Nhưng thật oái oăm đến lạ kỳ, sự việc xẩy ra trùng lặp của 2 lần thi, làm ba đứa không thể nào giải thích gì được và đáng tiếc mất đi 3 điểm 10 đáng tự hào…
Sau đó, “chúng” vưỡn gắn bó, chăm chỉ học hành. Chỉ có điều, nỗi oan Thị Kính, thì cứ vô tình đọng lại, vô hình!
            Ừ, thời học sinh mà, niềm vui và nỗi buồn luôn kề nhau, đến rất nhanh và đi cũng rất nhanh…  Và 40 năm sau nhìn lại, đều trở thành kỷ niệm thân thương…

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Món bún ốc

bài của Hoài
             Xứ Nẫu vốn chỉ toàn món “ăn chắc, mặc bền”, không có món quà đặc trưng xứ sở (kiểu như phở Hà Nội, phở chua Lạng Sơn, bún bò Huế, mì Quảng Nam, bánh canh Nha Trang, hủ tiếu Mỹ Tho,…), mặc dù nguyên liệu thì không thiếu, lại còn tươi và rẻ nữa.
Hôm bữa, có một quán ăn ở xứ Nẫu khoe có món bún ốc. Đã lâu không được ăn bún ốc hẻm chợ Đồng Xuân, bèn tới “Xem ló thế lào”. Úi giời ơi… bát bún bưng ra mà mình không biết là thứ gì, cho ai ăn…: vài con ốc, vài miếng chả cá, một nhúm lạc rang giã nhỏ rắc trên, lấy đũa vớt lên thì ở dưới “một đống” giá, lấy muỗng húp thử thì giống nước… phở Nam, đĩa rau để nguyên lá không thái, lại kèm một chén mắm nêm (mắm cái nhưng không có xác cá). Chịu thua… Tức mình, gọi chủ quán ra hỏi “Đầu bếp của ông học đâu, “sáng chế” ra cái món “lày” thế?”; nẫu tưởng mình khen hay sao mà trả lời hãnh diện “Tụi em học ở Hà Nội đấy!”. “Mịa, bố mày ghét, học ở Hà Lội thì có!”…
Thế là, tức khí, bằng thực tiễn “ẩm thực” và kinh nghiệm một vài lần nấu (hồi còn ở Sài Ghềnh, Nha Trang), về soạn ngay cho nó bài sau đây. Các bà, các mẹ 10B Thăng Long xem có đúng không, chỉ bảo giùm Hoài với nhé…
1. Nguyên liệu: cho khoảng 3 – 5 người ăn;
- Ốc (nhồi hoặc ốc bươu): 1 kg (sau sơ chế còn khoảng 500gr thịt ốc);
- Xương heo: 300gr;
- Nguyên liệu đặc thù: dấm bỗng (làm từ hèm rượu, vị chua nhẹ, thơm vị rượu): 1 – 2 muỗng xúp (tùy độ chua để gia giảm theo khẩu vị); hoặc mẻ (cơm nát lên men chua; mẻ); hoặc cũng có thể thay thế bằng dấm nuôi hoặc nước me vắt; tất cả chỉ lọc lấy nước;
- Hành tây: 100gr;
- Muối: 2 muỗng cà phê;
- Mỡ nước: 2 – 3 muỗng súp;
- Nghệ tươi giã nhỏ (hoặc 1 muỗng súp bột nghệ khô);
- Gừng non băm: 1 muỗng súp;
- Cà chua: 2 – 3 quả (1,5 – 2 lạng);
- Rau tía tô: 0,5 gram (buộc phải có, và thêm rau thơm khác, như: kinh giới, húng cay, húng lủi, ngò gai…);
- Hành lá tươi: 1 lạng; hành tím cắt lát mỏng: 2 muỗng xúp;
- Ớt bột (hoặc ớt tươi băm nhuyễn): tùy mức ăn cay;
- Mì chính (hoặc bột ngọt hoặc vị tinh);
- Đường: (tùy khẩu vị, nhưng phải rất hạn chế);
- Nước mắm ngon nguyên chất:: tùy khẩu vị;
- Chanh: 2 quả;
- Bún tươi (sợi nhỏ): 1 kg
- Me chín: 150gr, lọc lấy nươc (nếu có đủ dấm bỗng hoặc mẻ thì thôi);
2. Chế biến:
- Sơ chế ốc: ngâm nước vo gạo (12 giờ) cho ốc nhả sạch đất bùn; vớt ra rửa lại cho sạch, ngâm tiếp nước muối (1 muỗng cà phê; 30 phút); luộc sơ ốc, lấy nước; chặt bỏ trôn ốc, cạy miệng, gỡ bỏ mày ốc, moi lấy thịt ốc, bỏ phần ruột, xả lại nước lạnh, đựng rổ thưa cho thịt ốc ráo;
- Nước dùng: hầm xương heo (với hành tây + muối; 2,5 lít nước hầm lấy non 2 lít nước dùng, luợc qua rây, vớt bỏ xác xương, hành); lấy nước luộc ốc trộn với nước hầm xương heo, thêm ít nước bỗng (hoặc mẻ) đun sôi; giữ nóng trên bếp;
- Ướp ốc: (~ 30 phút), với: súp nghệ tươi giã nhỏ (hoặc súp bột nghệ khô) + gừng non băm + nước mắm ngon + muối + mỡ nước (sẽ đậm đà hơn dùng dầu ăn) + dấm bỗng (hoặc nước lọc mẻ hoặc dấm, tùy độ chua để gia giảm theo khẩu vị);
- Xào ốc: phi thơm hành tím, tao cà chua, trút ốc trộn vào xào nhanh tay (đừng xào lâu, ốc mau chín, sẽ dai); châm nước trộn (nước xương heo hầm và nước ốc luộc) xâm sấp mặt, nấu nhỏ lửa; nêm gia vị cho vừa ngon, hơi chua một chút, nêm hành lá, tía tô thái nhỏ cắt ngắn vào; kiểm tra nêm thêm mì chính (vị tinh, bột ngọt);
- Ớt bột: trưng lên; hoặc ớt tươi băm nhuyễn, xào chín với dầu; cả hai loại ớt đều nêm vào ít nước (bỗng rượu hoặc mẻ hoạc me) cho hỗn hợp có vị chua, ngọt nhẹ;
- Nước mắm nguyên chất cho thêm chút gừng băm, chanh hoặc tùy ý pha loãng theo khẩu vị riêng.
3. Trình bày:
- Chia bún vào tô, cho lên trên mặt bún: ốc xào, hành phi, hành ngò, ít ớt xào, rồi chan nước vào tô bún (tùy thích châm thêm ít nhiều nước xào); người ăn tùy ý nêm nước mắm đã chế biến; nếu thích, dọn kèm thêm một chén ốc xào, chấm nước mắm gừng chua pha loãng; ăn nóng, kèm rau thơm các loại;.
- Chất lượng tô bún khi đã được chan nước: hình thức: phải có hoa (của mỡ, dầu), màu đỏ (của váng ớt xào), màu xanh (của rau thơm các loại); về vị: phải béo, chua, ngọt (xương), cay, thơm…
Lưu ý: Không cho thêm bất cứ nguyên liệu nào khác, sẽ làm hỏng mất mùi vị, màu đặc trưng của bún ốc.
--------------------------------------------------------------
            P/S: Xứ Nẫu là đất ruộng, vịt rất nhiều, béo nhất là mùa gặt. Vịt Nẫu, à quên, vịt xứ Nẫu rất thơm thịt nhưng cách dân Nẫu nấu rất quê mùa, “chém to kho mặn”. Hoài đã nấu món “vịt om...” cho dân Nẫu ăn, hỏi cảm tưởng thực khách, nẫu nói: “Món gì mà lạ miệng dzữ bây, hầu [hồi] giờ chưa thấy ngay?”. Hoài trả lời: ”Món…” .Thôi, lần sau, đưa công thức, các bà, các mẹ 10B Thăng Long góp ý nhé.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Bài văn lớp 9B ngày ấy, “viết về tình bạn“

bài của một cựu thành viên 10B Thăng Long
Một tiết Văn hồi lớp 9B, cô Hồng Anh bước vào lớp, tay cầm tập bài, nét mặt tươi cười:
- Hôm nay tôi trả cho các em bài tập làm văn về chủ đề “Viết về tình bạn“. Điều tôi thực sự bất ngờ, các em làm bài rất tốt, ý tưởng phong phú, hay… Có những bài xuất sắc mà tôi đã không ngần ngại cho điểm 8. Lớp chúng ta có tới 4 điểm 8. Tôi sẽ đọc trước lớp một vài bài. - Cả lớp ồ lên sung sướng. Trời, điểm 8 tập làm văn thì quá đặc biệt rồi. Với môn Văn, điểm 7 đã là ước ao. Cả lớp hồi hộp lắng nghe…
Và bài đầu tiên được đọc... Một bài văn rất hay nói về tình bạn, tình đồng chí giữa hai người lính đã đứng tuổi. Một học sinh lớp 9 mà viết được bài văn như thế quả là đáng ngưỡng mộ...
Đến khi cô giáo đọc tên tác giả bài văn, thì ra là của… hắn. Hắn là đứa ít nói, khó gần, đôi mắt lúc nào cũng sáng quắc hoàn toàn trái ngược với nước da ngăm đen. Hắn học rất giỏi các môn tự nhiên, nhất là môn Toán. Với hắn, việc bước qua cái “cổng parabol” để vào trường đại học Bách khoa ngay gần nhà hắn, thì như là một việc hiển nhiên. Chỉ có điều, chữ hắn như... "gà bới". Bình thường, môn Văn của hắn không có gì nổi bật. Vậy mà bài tập làm văn tự sáng tác này của hắn gần như đứng đầu lớp 9B, nếu hắn viết chữ đẹp chút nữa chắc phải được điểm 9. Bài tập làm văn mà được điểm 8, điểm 9 thì quả là như mơ…
Lần đó, các bài văn điểm 8 của lớp 9B còn được đọc mẫu cho các lớp khác trong khối 9 nghe. Trong lòng học sinh lớp 9B và cô giáo đều cảm thấy tự hào…
            Còn hắn bây giờ? Là nhà báo, luôn chuyển động, tếu táo và uống rượu như hũ chìm…

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Một vài khuôn mặt quen quen...

Cô giáo chủ nhiệm
Trần Liên Chi
Đào Minh Châu-Trần Mạnh Tuấn
Trần Việt Dũng - Nguyễn Phương Lan
Ứng Mộng Điệp
Vũ Minh Hằng
Nguyễn Lê Hạnh
Nguyễn Thanh Hòa
Phạm Văn Khoa
Nguyễn Hồng Thu
Tạ Thanh Lâm
Trần Hoài N@m
Phạm Thy Nhẹn
Nguyễn Đức Phong
Đào Vũ Phượng
Nguyễn Ngọc Trung




Những vần thơ không quên…

1972 – 1975, một thời để nhớ, một thời thân yêu...
(trích trong lưu bút của một cựu thành viên 10B Thăng Long)
………
Thôi nhé!
Từ nay cách xa nhau rồi
Ngày về xa lắm người bạn ơi
Xa nhau lưu lại đôi dòng chữ
Chưa nói nên lời lệ đã rơi…
………
Bạn mến
Một bước chia li
Một mai tiễn biệt bạn ra đi
Biết nói gì đây, chúc gì đây hỡi bạn yêu quý
Chúc bạn tiến bộ với thời gian
Nhớ bạn tôi sẽ yêu bạn mãi…
………
Người bạn, người đồng chí… của tôi
Bao năm gắn bó giờ xa cách
Nhận được tin bạn phải ra đi
Bạn hiểu cho nỗi lòng tôi khi đó
Nó tơi bời đau đớn lắm bạn ơi…
Bạn hãy dũng cảm bước chân đi
Đất nước ta hãy còn lạc hậu
Bạn ra đi đóng góp phần mình
Đem Khoa học về cho đất nước
Cùng mọi người vun sới tương lai
Bạn ơi, đau khổ là khi phải xa cách
Ba năm trời vùn vụt trôi qua
Những kỉ niệm này mãi mãi không phai
Bạn ơi đừng quên tôi nhé
Người bạn - người đồng chí… của nhau
………
Lưu niệm để rồi xa cách nhau
Trên đường tiễn biệt biết về đâu
Trái đất xoay tròn ta lại gặp
Siết chặt tay nhau nhớ buổi đầu…
………
Chúc bạn đi mạnh khỏe
Học tập tiến bộ mau
Đừng quên tôi người bạn
Đừng quên mười bê thôi…


………
Giờ đây buổi chia tay
Ngẹn ngào không nói được
Chỉ thấy nhớ và thương
Người bạn gái dịu hiền
Người học sinh yêu quý
Để lại bao kỉ niệm
Cho trường lớp Thăng Long
Giờ đây bạn cất bước
Chúng mình biết nói gì
Trong giờ phút chia li
Chúc bạn người ra đi
Thực hiện công tác tốt
Học hành tiến bộ nhanh
Bạn ơi cất bước ra đi
Nhớ về trường cũ nhớ nhà bạn nghe
Tặng người đồng chí!
Chúc bạn lên đường vui trẻ khỏe
Luôn nhớ 10B tổ ấm xưa
Trong công tác mới hăng say nhé
Nếu có tin vui nhớ báo về…

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Trong lưu bút của Hoài

13. N thân mến!
Ngồi viết cho N dòng lưu niệm này mà mình bồi hồi nhớ lại những năm tháng cùng chung sống đưới mái trường thân yêu, nơi đã mang lại cho mình biết bao những kỷ niệm tốt đẹp của tuổi ấu thơ, với những tiết học cùng chung một bài học, những buổi N ngồi giảng bài cho mình sao mà nó in sâu vào trong lòng mình một cách sâu sắc, với những buổi đá bóng sôi nổi mà trong đó N là một trung phong xuất sắc, còn tôi là một cầu thủ “nổi tiếng” của đội bóng đá 10B, chắc N không quên đâu, N nhỉ? Với những buổi tâm sự với nhau, vui buồn có nhau, đói no có nhau, nhất là hồi cùng sơ tán ở Liễu Nội và đặc biệt là những lời nói bông đùa của tôi “silamo” chắc N không quên N nhỉ?
N ơi! Mình không ngờ những ngày chia tay nhau lại đến sớm với chúng ta như vậy. Nó sẽ đẩy những kỷ niệm sâu sắc của thời thư sinh vào dĩ vãng mà đưa đến cho chúng ta những cái gì mới nhất mà chúng ta chưa tưởng tượng được.
N ạ! Giờ đây chúng ta sắp chia tay nhau mỗi người đi một nhiệm vụ đối với Tổ quốc. N là một “anh bộ đội”, còn tôi là một người học sinh và cũng có thể là một “anh công nhân” hay làm bất cứ nhiệm vụ nào đi nữa tôi luôn luôn nhớ tới N người bạn đã ghi vào lòng mình bao kỷ niệm tươi vui nhất, yêu đời nhất. Mãi mãi mình khong thể quên được. mình đã hiểu N với tất cả tấm lòng chân thật của mình một người bạn lầm lỳ ít nói, cầu kỳ, khô khan đã mang trong mình bao kỷ niệm không thể phai nhòa được. Đối với tôi, N đã giành cho tôi một tình cảm đáng quý một người bạn có tâm hồn tươi sáng vui vẻ trong cuộc sống, yêu đời và hết mực trung thành với bạn bè, đã để lại cho tôi một tình cảm lưu luyến khắc sâu trong lòng mình. Thôi N ạ! Dù chúng ta có phải chia tay nhau nhưng đời còn dài, con đường còn dài vô tận mà chúng ta sắp phải bước tới. Chia tay nhau, mình chỉ có một điều muốn nói với N: dù đi đâu làm bất cứ việc gì đừng quên lớp 10B thân yêu trong đó có tôi người bạn lầm lỳ ít nói của N và trong những lúc rỗi dãi thì luôn viết thư cho mình để tình bạn của chúng ta mãi mãi hồn nhiên tươi sáng đó là thỏa lòng mong ước tôi và tôi cũng xin hứa với N là dù có đi đâu hay làm việc gì tôi luôn luôn nhớ tới N và chúng ta hãy hứa với nhau rằng dù làm bất cứ nhiệm vụ gì chúng ta hãy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dó để xứng đáng là học sinh lớp 10B Thăng Long thân yêu, xứng đáng với tấm lòng dạy dỗ của thầy cô và cha mẹ.
Chào N nhé! Xiết chặt tay nhau (N & tôi)
Đừng quên tôi nhé!
ngày 28-3-75
14. N thân mến!
Hình như khi người ta xa nhau thường có những tình cảm lưu luyến, nhớ mong hay ít ra cũng có một cái gì trong mình N nhỉ? Nhưng N này, thời gian chúng mình xa nhau cũng chả còn nhiều nữa mà tôi chẳng thấy có cái gì, phải chăng chúng mình không có kỷ niệm gì thật sâu sắc? Không, không, chúng mình có rất nhiều, vô khối là vô khối… Nhưng cũng có thể tình cảm thì không thể hiện được bằng lời, kỷ niệm cũng không thể viết lại được mà nó chỉ có thể lưu lại, đọng lại ở trong mình thôi, N đồng ý chứ? Nếu N đồng ý như vậy thì bây giờ tôi sẽ làm gì? Chúc N ư, không tôi không thích. Viết cho N mấy dòng vậy, nhưng mà  tôi lại dốt văn nên càng không thể viết được… Chán quá N nhỉ? Nhưng biết làm thế nào được vì không phải là tại tôi mà vì bố mẹ sinh ra tôi cơ.
Thôi! Tôi luyên thuyên nhiều quá rồi. Chào N vậy. Tạm biệt nhé và đừng quên “Trưởng ban” này nhé.
11-5-1975
5. Vô cùng nhớ mến thương yêu HN
“Tôi” và “mày” sống với nhau đã 3 năm mà chẳng có gì để nghẹn ngào ứ đọng với nhau trước lúc chia tay nhỉ? Xa bạn N, tao sẽ cố gắng “yêu” ở mọi lúc mọi nơi. Tao nghĩ bọn mình gặp nhau ở 10B này chủ yếu trong những giấc yêu đời đang trào sôi lên cổ phải không? Tao chúc N vui, yêu, nhớ tươi, khỏe, đẹp… often. Xa nhau bọn mình có lẽ quên ngày gặp lại.
Whis you get happy, stranger, gladed… and often remember me.
Whis you get a lot best betters in your love…
Good bye bạn cũ
16. THN mến!
Gọi như vậy chắc bạn cáu lắm phải không? Chắc bạn lại nói “gọi cả tên cúng cơm của người ta ra” chứ gì? Tôi cũng biết thế song đùa 1 tý có được không?
Tuy 3 năm trời chúng ta cùng sống chung với tập lớp B này, song kỷ niệm “nhiều nhất” giữa tôi và bạn thì phải nói đến những năm tháng học 9B kia, có phải không N?
Ngày đầu tiên, tôi gặp bạn, biết bạn đó không phải là ngày đầu của lớp 8 đâu mà đó là một ngày xa xưa, cũ kỹ lắm rồi, từ ngày ở lớp 5 cơ, lớp 5 học ở trường Hoàng Văn Thụ ấy mà, bạn còn nhớ không, ngày ấy bạn bé bằng cái kẹo ấy N ạ, rồi đến lớp 8 chúng ta mới quen nhau, cái hồi ở ở sơ tán Liễu Nội ấy mà. Nhưng bạn còn nhớ không, hồi ấy lớp mình con trai với con gái ghét nhau như…  <tôi nói như vậy chưa hoàn toàn đúng lắm bởi vì cũng có người…> mà bạn ở phe con trai còn tôi thì ở phe con gái, chắc  bạn cũng biết tôi đối với bạn như thế nào rồi. Khi về Hà Nội tôi cũng chẳng nói chuyện với 1 bạn nam nào ở trong lớp mình cả <tính tôi nó lầm lì thế đấy>.
Ấy thế nhưng đâu có được như thế mãi, kể từ ngày cô giáo phân công tôi ngồi ở bàn sau bạn, tôi trở nên hay mất trật tự. Bạn còn nhớ không, cái lần bạn viết cái gì vào quyển sách Lượng giác của tôi không, lúc ấy tôi xé tờ giấy ấy đi ngay tức khắc, 1 phần vì cáu, nhưng cũng 1 phần tôi làm như vậy để cho lần sau bạn không trêu tôi nữa, chắc bạn quên nó rồi chứ, nghĩ lại mà tôi lại thấy buồn cười vì mình trẻ con quá đỗi. Bạn hãy quên chuyện đó đi nhé! Hay ít nhất là bạn đừng nghĩ gì quá nặng nề về chuyện ấy nhé!
Giờ đây, ngày chia tay đang đợi chúng ta đến, chắc rằng sau này tôi sẽ không bao giờ gặp lại bạn nữa, đấy cũng là một điều không lấy gì làm vui vẻ có phải không Hoài…
Xa bạn, tôi sẽ nhớ 1 người bạn nam hay “đùa giai” (đừng giận nhé, đùa tý cho vui thôi)
Chúc bạn mạnh khỏe, đạt được mọi nguyện vọng của mình.
Tạm biệt